Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Công đoàn Văn phòng UBND tỉnh dâng hoa, dâng hương tại các Di tích lịch sử huyện Quảng Hòa
Lượt xem: 47

Ngày 10/3/2024, Công đoàn Văn phòng UBND tỉnh do đồng chí Trịnh Sỹ Tài, Bí thư Đảng ủy, Chánh Văn phòng UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến dâng hương, dâng hoa tại Miếu Bách Linh, đền thờ Nùng Trí Cao và đền thờ Trần Hưng Đạo tại thị trấn Quảng Uyên (huyện Quảng Hòa).

Miếu Bách Linh nằm ở cuối thị trấn Quảng Uyên, dưới chân núi Cốc Bó, cách thị trấn khoảng 100 m. Miếu Bách Linh thờ 100 con vật linh thiêng, đứng đầu là Rồng, một trong tứ linh (Long, Ly, Quy, Phượng). Ngôi miếu đã tồn tại hơn trăm năm, không ai còn nhớ là ngôi miếu được xây dựng năm nào. Năm Khải Định thứ 6 (1912) có quan tri châu Quảng Uyên tên là Hà Lương Tín, quê Thái Bình, thuê thợ dưới xuôi lên trùng tu xây bằng gạch. Miếu được xây dựng với kiến trúc thời Nguyễn, chủ yếu là cột gỗ và lợp ngói máng, có dáng dấp ngôi chùa ở miền xuôi gồm: tam quan, sân, tiền đường và hậu cung. Do thời gian và hậu quả của chiến tranh, đến nay ngôi miếu chỉ còn lại tam quan, sân và tiền đường. Tam quan là nơi thờ cúng chính, rộng khoảng 4 m2, bên trong có vẽ hình rồng chầu mặt trời; một bàn thờ chính là thờ thần rồng, phía trước cửa mặt tam quan có hình quan văn và quan võ đứng canh. Phía bên ngoài là cổng vào, gồm một lối đi chính, được chạm trổ hình hoa, rồng với kiến trúc thời Nguyễn.

anh tin bai

Đoàn viên Công đoàn Văn phòng UBND tỉnh dâng hương tại đền thờ Nùng Trí Cao

Tiếp đó, Đoàn đến dâng hương Đền thờ Nùng Trí Cao, là nơi thờ nhân vật lịch sử đại diện cho ý chí và sức mạnh của các dân tộc vùng cao chống lại các thế lực thống trị phong kiến. Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", Nùng Trí Cao (1025-1053) là con của Nùng Tồn Phúc - thủ lĩnh châu Thảng Do. Ông đã nhiều lần tổ chức lực lượng chống lại quân Tống bảo vệ biên giới quốc gia Đại Việt. Khi Nùng Trí Cao tử trận, vua Lý rất mực thương xót, truyền cho nhân dân lập đền thờ và đặc chiếu báo phong làm Khâu Sầm Đại vương. Các triều về sau đều gia phong cho ông mỹ tự "Khâu Sầm tế thế, an dân án ngoại, ninh thùy trấn dịch, anh nghị quả đoán, hiển ứng thùy hưu, hộ quốc an dân đại vương". Ông được nhân dân trong vùng thần thánh hóa như một vị Thần nông.

Đền thờ Trần Hưng Đạo là nơi thờ vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo đã có công 3 lần đánh thắng quân Nguyên – Mông xâm chiếm nước ta ở thế kỷ XIII.

03 Di tích nêu trên đã được Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, là những nơi được nhân dân thờ phụng với ý nghĩa: Cầu an, cầu phúc, cầu lộc, cầu tài, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu, người dân được ấm no, hạnh phúc…

K.C

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang